Ta không thể hiểu được bản chất của tình thương trong đạo Bụt nếu không đặt giáo lý tình thương đó trong Bát Chánh Đạo.
Nếu không thực tập Bát Chánh Đạo thì ta không thể thực tập được tình thương. Chánh niệm cho chúng ta thấy được nhu yếu chuyển hóa khổ đau và nhu yếu hiến tặng niềm vui.
Khi một người làm cho ta khổ thì chính người đó cũng đang bất an; phản ứng của ta có thể làm cho người đó thêm khổ, vì thế lại làm khổ chính ta hơn. Cái khả năng giúp ta nhận chân ra sự thật đó là chánh niệm. Lắm khi người đó chính là mình.
Từ, Bi, Hỷ, Xả phải thực hiện cho chính mình trước. Nếu ta không có bốn tâm đó trong ta thì ta không thể nào hiến tặng nó cho người khác. Phải đầu tư, phải gây vốn cho bốn tâm vô lượng. Vốn liếng của ta là công phu thực tập Tứ Diệu Đế.
Đi thiền hành cho đúng phép, có an lạc trong từng bước chân, nuôi dưỡng từng tế bào của thân thể bằng hơi thở chánh niệm, đó là ta đang tự thương mình.
(Sư Ông Làng Mai – Thiền sư Nhất Hạnh)
Chánh niệm mỗi ngày – Ít thôi, nhưng đều đặn
#côngphumỗingày #ThiềnBócLịch2021
#trieunguoisongbinhan #triệungườisốngbìnhan
Nguồn: https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/trai-tim-cua-but/bai-22-ho-tri-sau-can-bang-chanh-niem/