
Lắng nghe với tâm từ bi có thể làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác.
Hãy tưởng tượng có một người đàn bà đang đau khổ và không có ai có khả năng lắng nghe bà. Trong gia đình, người nào cũng bận rộn, bị khổ đau trấn ngự và không có ai có đủ kiên nhẫn, sự tươi mát và tình thương để lắng nghe bà.
Tất cả chúng ta đều có những người thân đang gặp những khó khăn và khổ đau. Ta rất khao khát muốn giúp người thân của ta bớt khổ, nhưng ta không phải là những nhà tâm lý trị liệu.
Ta có thể thực tập như một nhà tâm lý trị liệu, vấn đề là nên thực tập lắng nghe như thế nào để những hạt giống khổ đau trong ta không bị tưới tẩm.
Yếu tố kiên nhẫn rất quan trọng trong quá trình lắng nghe.
Tôi có tham dự một buổi họp trong đó có một người đã không có ai lắng nghe và người đó cũng không có cơ hội bày tỏ nỗi khổ của mình.
Chúng tôi đã ngồi và thở trong chánh niệm một lúc thật lâu. Chúng tôi đã ngồi có mặt cho ông ta, rất chăm chú và ông ta đã cố gắng thật lâu mới có thể nói ra được nỗi khổ của ông cho chúng tôi nghe.
Kiên nhẫn là bản chất của tình thương chân thật. Nếu thật sự thương người nào, mình phải biết kiên nhẫn với người đó.
(Sư Ông Làng Mai – Thiền sư Nhất Hạnh)
Chánh niệm mỗi ngày – Ít thôi, nhưng đều đặn
#côngphumỗingày #ThiềnBócLịch2021
#trieunguoisongbinhan #triệungườisốngbìnhan