Tuy hiểu được Yasodhara và biết giá trị của công việc nàng làm, Siddhatta vẫn thấy con đường của nàng chưa phải là con đường có thể thực sự đem lại an lạc cho tâm linh.
Lối thoát mà nàng nghĩ đã tìm ra chỉ là một phương thuốc thoa dịu có tính cách tạm bợ.
Con người bị trói buộc không chỉ bởi những điều kiện trong xã hội mà còn bởi những phiền não nội tâm nữa.
Yasodhara hiện có thể làm được một ít công việc giúp người nghèo khó và bị áp bức, nhưng trong xã hội mấy ai có được những điều kiện thì giờ và vật chất để làm được như nàng, và nếu Yasodhara bị kẹt vào một trong những tâm lý sợ hãi, ganh tỵ, cay đắng hoặc oán thù, liệu nàng có đủ nghị lực để tiếp tục công việc?
Tự thân Siddhatta cũng đã trải qua những giai đoạn nghi ngờ, bất mãn, khổ đau và bực tức khi nhận ra được thực trạng trong triều và ngoài nội.
Không vượt thoát được những khổ đau của nội tâm, không đạt tới được sự an bình của nội tâm thì hành động xã hội lấy đâu làm căn cứ xuất phát?
(Sư Ông Làng Mai – Thiền sư Nhất Hạnh)
Chánh niệm mỗi ngày – Ít thôi, nhưng đều đặn